An Toàn Lao Động Là Gì? Các Nguyên Tắc Đảm Bảo An Toàn Lao Động

An toàn lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi ngành nghề, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, xây dựng và sản xuất. Vậy an toàn lao động là gì? Có tầm quan trọng ra sao? Hãy cùng Toàn Cầu tìm hiểu các nội dung về an toàn lao động trong bài viết dưới đây.

An toàn lao động là gì?

An toàn lao động đề cập đến những quy tắc, biện pháp và quy trình được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động tại nơi làm việc. Nói một cách dễ hiểu, đây là các biện pháp và quy định được thiết kế để giảm thiểu nguy cơ tai nạn hay thương tích, đảm bảo người lao động có một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.

Mục tiêu chính của an toàn lao động là phòng ngừa tai nạn, giảm rủi ro trong công việc và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Các biện pháp này có thể bao gồm việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, đào tạo về sức khỏe và an toàn, tuân thủ quy trình làm việc an toàn hay áp dụng các tiêu chuẩn an toàn lao động do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

An toàn lao động là gì?
An toàn lao động là gì?

Tầm quan trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào thì công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động đóng đều vai trò thiết yếu, giúp bảo đảm sự an toàn, sức khỏe, hiệu quả làm việc của người lao động. Dưới đây là các lý do chính giải thích về tầm quan trọng của hai lĩnh vực này:

  • Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động: Việc thực hiện đúng các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động giúp ngăn chặn tai nạn cũng như các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, từ đó bảo vệ cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người lao động.
  • Giảm chi phí: Tai nạn lao động, các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp có thể dẫn đến chi phí lớn cho cả người lao động và doanh nghiệp, bao gồm chi phí y tế, chi phí thay thế nhân công, gián đoạn sản xuất, các chi phí pháp lý. Việc áp dụng các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động giúp hạn chế những chi phí này.
  • Tuân thủ pháp luật: Duy trì một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động giúp doanh nghiệp tránh được các hình phạt và rủi ro pháp lý.
  • Tăng cường năng suất: Môi trường làm việc an toàn và đảm bảo vệ sinh giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, từ đó tăng cường tinh thần làm việc và hiệu quả công việc.
  • Xây dựng uy tín và hình ảnh doanh nghiệp: Các doanh nghiệp chú trọng đến an toàn và vệ sinh lao động thường được đánh giá cao trong mắt công chúng, giúp thu hút và giữ chân nhân tài cũng như xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác.

Tóm lại, an toàn và vệ sinh lao động là yếu tố thiết yếu để xây dựng một môi trường làm việc bền vững, an toàn, hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự phát triển lâu dài của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

Tầm quan trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
Tầm quan trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Ý nghĩa của Luật An toàn Lao Động Việt Nam

Để đảm bảo an toàn cho người lao động tại các doanh nghiệp, Luật An toàn Lao động đã ban hành nhiều quy định chi tiết nhằm kiểm soát cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của Luật An toàn Lao động tại Việt Nam:

  • Luật tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người lao động và các bên liên quan thực hiện các biện pháp an toàn, vệ sinh trong lao động. Ngoài ra, luật An toàn Lao động còn khuyến khích việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, sử dụng công nghệ cao và hướng tới công nghệ thân thiện với môi trường.
  • Luật An toàn Lao động chú trọng đến việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động. Điều này bao gồm việc hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm và thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia nhằm phục vụ cho công tác an toàn vệ sinh trong lao động.
  • Luật An toàn Lao động cung cấp các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro cao. Đồng thời, khuyến khích việc thiết lập, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại để bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động cho người lao động.
  • Luật An toàn Lao động hỗ trợ đào tạo về an toàn và vệ sinh lao động cho những người lao động không có hợp đồng nhưng làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn.
  • Luật mở rộng phạm vi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện và thiết lập cơ chế đóng phí, quyền lợi linh hoạt. Điều này nhằm hạn chế rủi ro và bảo vệ người lao động khỏi những hậu quả tiềm tàng của tai nạn lao động.
Ý nghĩa của Luật An toàn Lao Động Việt Nam
Ý nghĩa của Luật An toàn Lao Động Việt Nam

Nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động

Đảm bảo an toàn lao động là một quá trình diễn ra liên tục và toàn diện, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cốt lõi mà mọi tổ chức, doanh nghiệp cần tuân theo. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng:

  • Cam kết từ ban lãnh đạo: Sự cam kết của ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa an toàn lao động. Lãnh đạo cần thể hiện sự quan tâm thông qua các hành động cụ thể và việc hỗ trợ tài chính cho các chương trình an toàn.
  • Sự tham gia của nhân viên: Mọi thành viên trong tổ chức cần được đào tạo và tham gia tích cực vào việc thực hiện các biện pháp an toàn. Sự đóng góp của tất cả nhân viên là yếu tố quyết định để đảm bảo chương trình an toàn hoạt động hiệu quả.
  • Quản lý và đánh giá rủi ro: Việc xác định và quản lý rủi ro là một phần quan trọng trong việc bảo vệ người lao động. Điều này bao gồm việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro có thể xảy ra.
  • Tuân thủ các quy định pháp luật: Các tổ chức cần tuân thủ mọi quy định và luật pháp liên quan đến an toàn và sức khỏe lao động, bao gồm các tiêu chuẩn do cơ quan chính phủ ban hành.
  • Giáo dục và đào tạo: Việc cung cấp liên tục các chương trình đào tạo về an toàn lao động giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên về các vấn đề an toàn.
  • Thiết kế an toàn cho công việc và môi trường làm việc: Tổ chức cần xây dựng một môi trường làm việc an toàn bằng cách thiết kế các công việc và quy trình làm việc sao cho hạn chế tối đa các rủi ro đối với người lao động.
  • Kiểm tra và đánh giá thường xuyên: Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ giúp đảm bảo các biện pháp an toàn đang được thực thi hiệu quả và có thể điều chỉnh khi cần thiết.
  • Liên tục cải tiến: Một chương trình an toàn lao động cần được phát triển không ngừng. Tổ chức nên liên tục cải thiện các biện pháp an toàn để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Các nguyên tắc này phối hợp với nhau để tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của người lao động.

Nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động
Nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động

Cách thức đảm bảo an toàn lao động cho người lao động

Theo Điều 6 của Luật An toàn, Vệ sinh Lao động năm 2015, dù làm việc theo hợp đồng hay không theo hợp đồng thì quyền lợi của người lao động đều được bảo vệ như sau:

Đối với người lao động có hợp đồng lao động

  • Được bảo đảm làm việc trong điều kiện công bằng, an toàn và vệ sinh lao động; người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm duy trì môi trường làm việc an toàn và đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong suốt quá trình làm việc.
  • Được cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, các nguy cơ tại nơi làm việc và được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động để giảm thiểu rủi ro.
  • Được hưởng các chế độ bảo hộ lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe. Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như đảm bảo các quyền lợi đầy đủ cho người bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Người lao động có quyền tự đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định nếu kết quả đủ điều kiện để điều chỉnh mức trợ cấp.
Cách thức đảm bảo an toàn lao động cho người lao động
Cách thức đảm bảo an toàn lao động cho người lao động

Đối với người lao động không có hợp đồng lao động

  • Được làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh lao động, được Nhà nước, xã hội và gia đình hỗ trợ để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
  • Được tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn và vệ sinh lao động, được huấn luyện khi thực hiện các công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
  • Có thể tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện theo quy định của Chính phủ.

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Theo Mục 3, Chương II của Luật An toàn, Vệ sinh Lao động năm 2015, các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động được quy định như sau:

Chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp

  • Hằng năm, người sử dụng lao động phải đảm bảo tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động. Đối với những lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có tính chất đặc biệt cũng như lao động là người khuyết tật, chưa thành niên, người cao tuổi thì việc khám sức khỏe phải được thực hiện ít nhất mỗi 6 tháng.
  • Trong quá trình khám sức khỏe, lao động nữ phải được kiểm tra chuyên khoa phụ sản. Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp.
  • Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi phân công công việc, đặc biệt là khi chuyển sang các nhiệm vụ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi người lao động hồi phục sức khỏe từ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngoại trừ trường hợp đã được giám định bởi Hội đồng y khoa về mức suy giảm khả năng lao động.
  • Việc khám sức khỏe và phát hiện bệnh nghề nghiệp phải được thực hiện tại các cơ sở y tế đảm bảo yêu cầu và điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Phương tiện cá nhân cần thiết

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp các thiết bị và dụng cụ cần thiết để bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng của họ.
  • Việc cung cấp phương tiện bảo hộ cá nhân cần được điều chỉnh tùy theo môi trường làm việc, đặc biệt là trong những khu vực có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại hoặc điều kiện vệ sinh kém.
  • Các thiết bị bảo hộ phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn do Nhà nước quy định.
  • Ngoài ra, tổ chức cũng cần đảm bảo rằng các thiết bị và dụng cụ bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng tại các khu vực có nguy cơ chứa chất độc hại phải được vệ sinh và khử khuẩn kỹ lưỡng.
Phương tiện cá nhân cần thiết
Phương tiện cá nhân cần thiết

Điều kiện làm việc và bồi dưỡng trong môi trường độc hại

Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm hoặc độc hại sẽ được người sử dụng lao động bồi dưỡng hiện vật khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

  • Người lao động đang làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Người lao động làm việc trong môi trường có ít nhất một trong hai điều kiện sau: Tiếp xúc với ít nhất một yếu tố nguy hiểm hoặc độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn theo quy định của Bộ Y tế; Làm việc trong môi trường có yếu tố được xếp từ bốn điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm” theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm (theo số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH).

Việc xác định các yếu tố độc hại hoặc nguy hiểm này phải được thực hiện bởi các tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

Điều kiện làm việc và bồi dưỡng trong môi trường độc hại
Điều kiện làm việc và bồi dưỡng trong môi trường độc hại

Sức khỏe người lao động cần được quản lý

Theo Điều 27 của Luật An toàn, Vệ sinh Lao động 2015, việc quản lý sức khỏe của người lao động được quy định như sau:

  • Người sử dụng lao động phải dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để bố trí công việc sao cho phù hợp với khả năng của người lao động.
  • Người sử dụng lao động có cần lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, bao gồm cả hồ sơ của những người mắc bệnh nghề nghiệp. Kết quả khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cần được thông báo rõ ràng cho người lao động. Hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình quản lý sức khỏe người lao động cho cơ quan y tế có thẩm quyền.

Theo quy định, người sử dụng lao động cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sức khỏe đã được quy định cho từng loại công việc và bố trí công việc phù hợp dựa trên kết quả khám sức khỏe.

Sức khỏe người lao động cần được quản lý
Sức khỏe người lao động cần được quản lý

Trên đây là những thông tin về an toàn lao độngToàn Cầu muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã bạn đã nắm rõ hơn về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh.