Hồ Sơ, Điều Kiện Cấp Giấy Phép Cho Thuê Lại Lao Động

Hiện nay dịch vụ cho thuê lại lao động rất phổ biến giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng giải quyết được bài toán về nguồn lực. Tuy nhiên để sử dụng dịch vụ thuê lại lao động được hiệu quả thì đòi hỏi bạn cần chọn được đơn vị có giấy phép cho thuê lại lao động. Hãy cùng Cho thuê lao động TC tìm hiểu kỹ về loại giấy phép này bạn nhé.

Điều kiện thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mà chỉ khi doanh nghiệp của bạn đáp ứng được các điều kiện thì mới có thể hoạt động. Các điều kiện mà doanh nghiệp cần phải đảm bảo sẽ bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
  • Nhận được giấy phép cho thuê lại lao động.
  • Một số công việc nhất định được phép cho thuê lại lao động.

Điều kiện cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Giấy phép cho thuê lại lao động là điều cương quyết để một doanh nghiệp được quyền cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động. Và để được cấp giấy phép, doanh nghiệp cần đạt được các điều kiện sau căn cứ theo Nghị định 145/020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực từ ngày 01/02/2021:

Giấy Phép Cho Thuê Lại Lao Động

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động phải đảm bảo được các điều kiện: Là người quản lý doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp; không có án tích; đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 3 năm trở lên trong thời hạn 5 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
  • Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỉ đồng).

Các công việc được cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Tùy theo mỗi ngành nghề mà được cấp giấy phép cho thuê lại lao động, không phải ngành nghề nào cũng có thể triển khai dịch vụ này. Căn cứ theo phụ lục II danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ bao gồm các ngành nghề sau:

  • Phiên dịch/ tốc ký/ biên dịch;
  • Trợ lý hành chính/ thư ký văn phòng;
  • Lễ tân;
  • Hướng dẫn viên du lịch;
  • Hỗ trợ bán hàng cho công ty;
  • Hỗ trợ các dự án;
  • Lập trình hệ thống cho máy sản xuất;
  • Sản xuất, lắp đặt viễn thông hoặc lắp đặt thiết bị truyền hình;
  • Vận hành/ kiểm tra/ sửa chữa máy móc cho hệ thống điện sản xuất/ máy móc xây dựng;
  • Dọn dẹp vệ sinh cho công ty hoặc các tòa nhà;
  • Bảo vệ/ vệ sĩ;
  • Chăm sóc khách hàng qua điện thoại;
  • Lái xe;
  • Giám sát/ vận hành/ sửa chữa/ bảo dưỡng trên các giàn khoan dầu khí.

Các trường hợp không được cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Căn cứ theo điều 21 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì các doanh nghiệp khi không đảm bảo các điều kiện sau sẽ không được cấp giấy phép cho thuê lại lao động.

Các trường hợp không được cấp giấy phép cho thuê lại lao động

  • Đã có lịch sử sử dụng giấy phép cho thuê lại lao động giả;
  • Người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép do một trong những lý do được quy định tại điểm d, đ và điểm e trong khoản 1 điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ trong 5 năm liền kề trước khi thực hiện đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
  • Người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật cho một doanh nghiệp khác sử dụng giấy phép giả hoặc không đảm bảo điều kiện hoạt động.aq

Hồ sơ cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Hồ sơ cấp giấy phép cho thuê lại lao động sẽ bao gồm những thông tin sau mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình khi cần.

Thông tin Nội dung chi tiết
Căn cứ pháp lý
  • Bộ Luật Lao động 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; 
Thủ tục hành chínhXin cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Cơ quan có thẩm quyền
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (địa chỉ nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính sẽ thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ).
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Thực hiện cấp giấy phép cho thuê lại lao động.
Số lượng hồ sơ01 bộ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Cách thức thực hiệnCó 3 cách thức để nộp hồ sơ bao gồm:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước;
  • Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
  • Nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn giải quyếtThời hạn giải quyết trong vòng 27 ngày làm việc kể từ ngày Sở lao động – Thương binh và Xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả thủ tục hành chínhGiấy phép cho phép cho thuê lại lao động
Phí, lệ phíDoanh nghiệp không cần nộp phí, lệ phí khi xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Trong trường hợp bạn lần đầu tiên xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động thì có thể tham khảo quy trình như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo đúng quy định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mà doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động. Khi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi biên nhận gồm ngày/ tháng/ năm nhận hồ sơ.
  • Bước 2: Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đảm bảo theo quy định, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi nhận tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
  • Bước 3: Thời hạn 7 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận hồ sơ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp giấy phép cho doanh nghiệp; trong trường hợp không được cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời doanh nghiệp (nội dung sẽ nêu rõ lý do không được cấp giấy phép cho thuê lại lao động).

Giấy phép cho thuê lại lao động của Toàn Cầu

Cho thuê lao động TC được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép cho thuê lại lao động, chính vì vậy mà bạn có thể yên tâm đăng ký sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động để giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của mình. Tất cả nhân lực của Cho thuê lao động TC đều được đào tạo tay nghề nên giúp nâng cao hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp của bạn.

Giấy phép cho thuê lại lao động của Toàn Cầu

Mong rằng những thông tin được Cho thuê lao động TC cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu được về giấy phép cho thuê lại lao động, cũng như quy trình xin giấy phép. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn cần sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động thì có thể tham khảo và chọn được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ uy tín.

Tham khảo:

An Toàn Lao Động Là Gì? Các Nguyên Tắc Đảm Bảo An Toàn Lao Động

Người Lao Động Là Gì? Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Lao Động

Năng Suất Lao Động Là Gì? Cách Tính Năng Suất Lao Động Mới Nhất